Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023

Ứng dụng 7 công cụ quản lý chất lượng trong sản xuất

 

Ứng dụng 7 công cụ thống kê là những công cụ đơn giản nhưng đem lại giá trị vô cùng to lớn. Chúng có thể sử dụng một cách độc lập hoặc kết hợp để xác định chính xác các điểm bất thường trong sản xuất.



1. Nội dung 7 công cụ thống kê trong quản trị sản xuất

1.1 Phiếu kiểm soát (Check sheets)

Phiếu kiểm soát là phương tiện dùng để lưu trữ đơn giản giúp thống kê dữ liệu của Doanh nghiệp theo thứ tự ưu tiên.

1.2 Biểu đồ (Charts)

Biểu đồ là dạng hình vẽ giúp thể hiện được mối tương quan giữa các số liệu hoặc các đại lượng. Đây là công cụ giúp trực quan hóa dữ liệu và dễ dàng nắm bắt vấn đề bằng mắt thường.

1.3 Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram)

Biểu đồ nhân quả là một danh sách các nguyên nhân dẫn có thể có dẫn đến kết quả. Biểu đồ này được xây dựng vào năm 1953 tại trường đại học Tokyo do giáo sư Kaoru Ishikawa chủ trì.

1.4 Biểu đồ Pareto (Pareto Analytics)

Biểu đồ Pareto là biểu đồ hình cột được sử dụng để phân loại các nguyên nhân ảnh hưởng có tính đến tầm quan trọng của chúng đối với sản phẩm. Biểu đồ này giúp nhà quản lý biết được những nguyên nhân cần phải tập trung xử lý.

1.5 Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram)

Biểu đồ mật độ phân bố là một dạng biểu đồ cột đơn giản tổng hợp các dữ liệu để thể hiện tần suất của một sự việc. Biểu đồ Histogram dùng để theo dõi sự phân bố các thông số của quá trình hay sản phẩm.

1.6 Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)

Biểu đồ phân tán là sự biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị. Trong đó, các giá trị quan sát của biến được vẽ thành từng điểm so với giá trị của biến kia mà không nối các điểm đó lại với nhau bằng đường nối. Biểu đồ phân tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 nhân tố.

1.7 Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)

Biểu đồ kiểm soát là biểu đồ với các giới hạn đã được tính toán bằng phương pháp thống kê. Nó được sử dụng để theo dõi sự biến động của các thông số về chất lượng sản phẩm, quá trình thay đổi của quy trình.

2. Vai trò và lợi ích của 7 công cụ quản lý chất lượng sản xuất

  • Đảm bảo sản xuất những mặt hàng chất lượng, thích ứng và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

  • Nâng cao uy tín doanh nghiệp, thể hiện sự quan tâm và cam kết chất lượng đối với sản phẩm, dịch vụ.

  • Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhờ kiểm soát quá trình sản xuất bằng 7 công cụ thống kê.

3. Nguyên tắc ứng dụng 7 công cụ thống kê trong sản xuất

  • Xác định đúng mục đích thống kê.

  • Xác định vấn đề cần giải quyết.

  • Liệt kê đầy đủ các nguyên nhân có thể.

Trên đây là toàn bộ thông tin về ứng dụng 7 công cụ thống kê trong sản xuất của Học Viện PMS. Cảm ơn đã theo dõi bài viết

Thông tin liên hệ Học Viện PMS:

  • Phone: 02873006069

  • Địa chỉ: 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

  • Chi nhánh Bình Dương: Đại học Quốc Tế Miền Đông, Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Hòa Phú, Thành phố mới Bình Dương, Tỉnh Bình Dương

  • Email: info@pms.edu.vn

#7_cong_cu_thong_ke

#cac_cong_cu_thong_ke_trong_quan_ly_chat_luong

#ung_dung_7_cong_cu_thong_ke_trong_san_xuat

#7_cong_cu_thong_ke_moi

#7_cong_cu_thong_ke_trong_quan_ly_chat_luong

#hocvienpms #truongpms #hocviendaotaotuvanpms

Nguồn tham khảo: https://pms.edu.vn/7-cong-cu-thong-ke/

Địa chỉ Trường PMS: https://www.google.com/maps?cid=16834747557429091814

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2023

Tiêu chuẩn 5S là gì? Các yếu tố để thực hiện 5S

5S là gì? Đây là một phương pháp hiệu quả để huy động con người, cải tiến môi trường làm việc và nâng cao năng suất. Để Thực Hiện Hiệu Quả 5S trong một tổ chức/Doanh nghiệp đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người.

Các yếu tố để thực hiện hiệu quả 5S

1. Seri – sàng lọc

  • Khi sàng lọc, bạn không được quên những gì để trong ngăn tủ.

  • Việc hủy những cái không cần thiết có thể.

  • Khi hủy những thứ thuộc tài sản của tổ chức/doanh nghiệp, bạn nên báo cáo cho người có thẩm quyền biết. Bạn cũng nên thông báo cho những nơi đã cung cấp những nguyên vật liệu, tài liệu thừa đó.

  • Khi quan sát xung quanh để tìm ra những thứ không cần thiết ở nơi làm việc của bạn. Hãy tìm mọi nơi, mọi ngóch ngách giống như khi bạn tìm diệt một con Gián vậy. Và sẽ là một phần thưởng nếu trong quá trình đó bạn tìm lại một vài vật có ích mà lâu nay bạn không nhớ để ở đâu.

2. Seition – Sắp xếp

  • Mục đích của SEITON (SẮP XẾP) là làm cho nơi làm việc của bạn được an toàn, hiệu quả khi làm việc. Vì vậy, những vật như rèm, màn che để dấu những vật dụng ở phía sau là không cần thiết.

  • Nếu bạn có được tiêu chuẩn quy định mức tối thiểu và tối đa lưu giữ vật liệu, tài liệu thì càng tốt.

3. Seiso – Sạch sẽ

Làm vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc:
Có một mối quan hệ rất mật thiết giữa chất lượng sản phẩm và sự sạch sẽ ở nơi làm việc, nơi chế tạo sản phẩm. Như vậy, SEISO (Sạch sẽ) phải được thực hiện hàng ngày, đôi khi là trong suốt cả ngày. 

4. Seiketsu – Săn sóc

Duy trì sự vệ sinh sạch sẽ ở mức độ cao:
Để không lãng phí những nỗ lực đã bỏ ra, bạn không nên dừng lại sau khi đã thực hiện được 3S. 

Cần chỉ rõ tên người chịu trách nhiệm về nơi làm việc hay máy móc; Kiểm tra và đánh giá thường xuyên do thành viên của tổ, nhóm, đội 5S của đơn vị thực hiện; Đừng chỉ có tìm chỗ xấu, kém để phê bình mà phải chú ý tìm ra cái hay, cái tốt để khen thường động viên.

5. Shitsike – Sẵn sàng 

Thực hiện các S trên một cách tự giác mà không cần phải có ai đó nhắc nhở hay ra lệnh:

  • Cần phải làm cho mọi người thực hiện 4S một cách tự giác như là một thói quen hay lẽ sống.

  • Không có cách nào thúc ép Thực Hiện Hiệu Quả 5S hơn là thường xuyên thực hành nó cho tới khi mà mọi người đều yêu 5S.

  • Cần tạo ra một bầu không khí lành mạnh để mọi người thấy không thể thiếu 5S.

Nguyên tắc Thực Hiện Hiệu Quả 5S hết sức đơn giản, không đòi hỏi phải dùng các thuật ngữ hay phương pháp phức tạp nào trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ Học Viện PMS: 

Phone: 02873006069 

Địa chỉ: 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 

Email: info@pms.edu.vn 

#5s_la_gi

#tieu_chuan_5s_la_gi

#5s_co_nghia_la_gi

#quan_ly_5s_la_gi 

#hocvienpms #truongpms #hocviendaotaotuvanpms 

Địa chỉ Trường PMS: https://www.google.com/maps?cid=16834747557429091814 


Tổng quan và các bước thực hiện 5S-Kaizen hiệu quả

Bài viết dưới đây PMS sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi 5S-Kaizen là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tổng quan 5S-Kaizen là gì?

5S là gì?

Là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với các Doanh nghiệp. Nó giúp Doanh nghiệp loại bỏ lãng phí trong sản xuất, cung cấp môi trường làm việc với tinh thần cải tiến liên tục, cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm.

  • Seiri (sàng lọc): phân loại, loại bỏ
  • Seiton (sắp xếp): ổn định, sắp xếp
  • Seiso (sạch sẽ): làm sạch, kiểm tra
  • Seiketsu (Săn sóc): chuẩn hóa
  • Shitsuke (sẵn sàng): rèn luyện, duy trì

Tại sao lại áp dụng 5S trước tiên?

  • Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn
  • Các hoạt động trở nên dễ dàng và an toàn hơn
  • Mọi người đều nhìn thấy rõ ngay kết quả
  • Mọi người trở nên có kỷ luật hơn
  • Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc sạch sẽ, an toàn
  • Tạo nền tảng vững chắc để thực hiện các hoạt động cải tiến

Tổng quan về Kaizen

Kaizen là gì?

Kaizen nghĩa là việc cải tiến, phát triển không ngừng. Bất kì cá thể nào làm việc trong môi trường có ý thức Kaizen thì sẽ không ngừng cải tiến và phát triển. 

Các bước thực hiện kaizen

  • Chọn đề tài, xác định mục tiêu
  • Tìm hiểu tình hình thực tế
  • Loại trừ các bất thường
  • Phân tích nguyên nhân
  • Lập kế hoạch cải tiến
  • Thực hiện các hoạt động cải tiến
  • Kiểm tra kết quả, so sánh với yêu cầu
  • Tiêu chuẩn hóa và duy trì tránh trở lại tình trạng cũ

Thông tin liên hệ Học Viện PMS: 

Phone: 02873006069 

Địa chỉ: 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 

Email: info@pms.edu.vn 

#kaizen5slagi

#5skaizen 

#5skaizenlagi 

#hocvienpms #truongpms #hocviendaotaotuvanpms 

Nguồn tham khảo: https://pms.edu.vn/5s-kaizen-la-gi-cac-buoc-thuc-hien-5s-kaizen/

Địa chỉ Trường PMS:

https://www.google.com/maps?cid=16834747557429091814

Tổng hợp các vấn đề chung của thống kê chất lượng

  1. Sự cần thiết thống kê chất lượng 1.1 Chất lượng gắn với khả năng cạnh tranh và hiệu quả Chất lượng là yếu tố cạnh tranh được nhìn nhận ...